HỎI - ĐÁP
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 2018 - 2023
-------------------------------
Câu 1. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra khi nào, ở đâu?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 – 2023 diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11 tháng 12 năm 2018 tại Thủ đô Hà Nội.
Câu 2. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có những nhiệm vụ gì?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có những nhiệm vụ sau đây:
1- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2013 - 2018; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2018 - 2023;
2- Hiệp thương bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa X, nhiệm kỳ 2018 - 2023;
Câu 3. Hỏi: Có bao nhiêu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X?
Đáp:
Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có 690 đại biểu là những cán bộ, hội viên viên ưu tú đại diện cho hơn 1,4 triệu hội viên và gần 2,2 triệu sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước.
Câu 4. Hỏi: Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có cơ cấu, thành phần như thế nào?
Đáp:
Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X có cơ cấu, thành phần như sau:
- Đại biểu đương nhiên là các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX: 90 đồng chí (chiếm 13,04%).
- Đại biểu được bầu tại Đại hội Hội Sinh viên cấp tỉnh và các trường trực thuộc Trung ương: 570 đồng chí (chiếm 82,6%).
- Đại biểu được chỉ định: 30 đồng chí (chiếm 4,8%).
- Đại biểu là Đảng viên: 176 đồng chí (chiếm 25,5%).
- Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 90 (chiếm 13,04%)
- Đại biểu nữ: 334 (chiếm 48,4%).
- Đại biểu là sinh viên: 558 đồng chí (chiếm 80,8%).
Câu 5. Hỏi: Có bao nhiêu đại biểu là hội viên, sinh viên Việt Nam đang học tập, công tấc ở nước ngoài tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X?
Đáp:
Có 11 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X là hội viên, sinh viên đang học tập, công tác ở ngoài nước (Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Hungary, Séc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản).
Câu 6. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X tổ chức mấy diễn đàn đối thoại với chủ đề gì?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X tổ chức 6 diễn đàn thảo luận theo các chủ đề sau:
- Diễn đàn “Vun đắp lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên - vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội”.
- Diễn đàn “Sinh viên với học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học”.
- Diễn đàn “Sinh viên tình nguyện vì cộng đồng”.
- Diễn đàn về “Hành trang hội nhập quốc tế của sinh viên Việt Nam”.
- Diễn đàn “Hội Sinh viên Việt Nam với hoạt động tư vấn hỗ trợ sinh viên”.
- Diễn đàn “Xây dựng tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh”.
Câu 7. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X ứng dụng những công nghệ nào trong công tác tổ chức Đại hội?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X ứng dụng các công nghệ trong công tác tổ chức Đại hội sau:
- Triển khai phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động dành cho đại biểu tham dự đại hội (App điện thoại di động).
- Áp dụng thẻ QR trong điểm danh và quản lý đại biểu.
- Biểu quyết chỉ tiêu bằng phần mềm.
Câu 8. Hỏi: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chỉ đạo những trọng tâm gì đối với công tác Hội, phong trào sinh viên và sinh viên giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chỉ đạo 03 trọng tâm đối với công tác Hội, phong trào sinh viên và sinh viên giai đoạn 2018 – 2023, sau đây:
Một là, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho sinh viên.
Hai là, đẩy mạnh tổ chức các phong trào thi đua; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của sinh viên, chăm lo, hỗ trợ sinh viên phát triển toàn diện.
Ba là, tiếp tục chăm lo, xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh, đổi mới mô hình tổ chức và hình thức hoạt động của Hội theo hướng sinh động hơn, hấp dẫn hơn để thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo sinh viên tham gia.
Câu 9. Hỏi: Ban Chấp hành, Ban Thư ký, Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X gồm bao nhiêu đồng chí?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã bầu 98 đồng chí vào Ban Chấp hành, 30 đồng chí vào Ban Thư ký và 15 đồng chí vào Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X.
Câu 10. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã hiệp thương bầu đồng chí nào giữ chức danh Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã hiệp thương bầu đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn giữ chức danh Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
Câu 11. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã hiệp thương bầu những đồng chí nào giữ chức danh Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam?
Đáp:
Có 05 đồng chí Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa X:
1- Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn.
2- Đồng chí Bùi Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn.
3- Đồng chí Nguyễn Duy Minh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
4- Đồng chí Chu Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội.
5- Đồng chí Nguyễn Việt Quế Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 12. Hỏi: Tiêu đề Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X là gì?
Đáp:
Tiêu đề Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X là “Sinh viên Việt Nam thi đua học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh”.
Câu 13. Hỏi: Khẩu hiệu hành động nhiệm kỳ 2018 - 2023 là gì?
Đáp:
Khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ 2018 – 2023 là: “Sinh viên Việt Nam bản lĩnh, học tập, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”.
Câu 14. Hỏi: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã ban hành đề án nào nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã ban hành Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên giai đoạn 2015 - 2018” nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên trong nhiệm kỳ 2013 – 2018.
Câu 15. Hỏi: Nêu ngắn gọn những nhóm giải pháp cơ bản mà các cấp bộ Hội triển khai nhằm tạo môi trường giúp sinh viên rèn luyện đạo đức, tác phong giai đoạn 2013 - 2018?
Đáp:
Những nhóm giải pháp cơ bản mà các cấp bộ Hội triển khai nhằm tạo môi trường giúp sinh viên rèn luyện đạo đức, tác phong giai đoạn 2013 – 2018 là:
1. Tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đoàn, Hội Sinh viên; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống.
3. Tổ chức các hoạt động định hướng giá trị, đạo đức, lối sống.
4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
5. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng về biển, đảo Tổ quốc.
6. Tổ chức các hoạt động nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận sinh viên.
Câu 16. Hỏi: Mục đích, ý nghĩa của Chương trình nghệ thuật “Tuổi trẻ Việt Nam – Câu chuyện hòa bình” do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức? Chương trình đã triển khai được mấy số trong giai đoạn 2013 - 2018?
Đáp:
“Tuổi trẻ Việt Nam - Câu chuyện hòa bình” là chương trình do Hội sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam thông qua nghệ thuật và âm nhạc. Bắt đầu từ năm 2014 với số đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay chương trình đã tổ chức được 6 số với các chủ đề khác nhau tại nhiều địa danh tại các địa phương trên cả nước. Đặc biệt số thứ 4 của chương trình đã được tổ chức thành công tại Nhật Bản.
Câu 17. Hỏi: Chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” đã được tổ chức mấy lần, ở đâu?
Đáp:
Chương trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” đã được tổ chức 5 lần tại đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi; đảo Cù Lao Xanh – tỉnh Bình Định; đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc – tỉnh Kiên Giang; đảo Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh và đảo Phú Quý – tỉnh Bình Thuận.
Câu 18. Hỏi: Nhằm định hướng, lan tỏa những câu chuyện, hành động đẹp trong sinh viên, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã triển khai 2 giải pháp lớn trong nhiệm kỳ 2013 - 2018, bạn hãy kể tên các giải pháp đó?
Đáp:
Nhằm định hướng, lan tỏa những câu chuyện, hành động đẹp trong sinh viên, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã triển khai 2 giải pháp lớn trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, đó là:
1. Cuộc thi viết và sáng tác ca khúc "Sinh viên Việt Nam – Những câu chuyện đẹp"
2. Cuộc vận động "Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đep"
Câu 19. Hỏi: Trong giai đoạn 2013 – 2018, điểm nhấn trong công tác nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận sinh viên là gì?
Đáp:
Trong giai đoạn 2013 – 2018, điểm nhấn trong công tác nắm bắt, định hướng tư tưởng, dư luận sinh viên là các cấp bộ Hội bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngày càng hiệu quả các diễn đàn, mạng xã hội, trang thông tin điện tử để kịp thời nắm bắt và định hướng tình hình sinh viên.
Câu 20. Hỏi: Những nhóm giải pháp cơ bản của Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tạo môi trường cho sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những nhóm giải pháp cơ bản của Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tạo môi trường cho sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Phát triển các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm học thuật, nghiên cứu khoa học sinh viên.
2. Tổ chức các diễn đàn trang bị kiến thức, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học.
3. Tuyên truyền, vận động sinh viên tham gia xây dựng “xã hội học tập”.
4. Tổ chức các cuộc thi Olympic, các cuộc thi chuyên ngành.
5. Tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học, các cuộc thi về ý tưởng, sáng tạo và các hoạt động hỗ trợ sinh viên triển khai ứng dụng sản phẩm sáng tạo, sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên vào thực tiễn.
6. Tham mưu cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ngành có cơ chế bồi dưỡng sinh viên tài năng, có các hình thức ưu đãi cho sinh viên khi sử dụng các dịch vụ đào tạo và hỗ trợ đào tạo.
7. Duy trì và phát triển các các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập: học bổng, hỗ trợ điều kiện học tập, sinh hoạt, kiến tập, thực tập,…
Câu 21. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam đã trao tặng tổng cộng bao nhiêu kinh phí học bổng, cho bao nhiêu sinh viên?
Đáp:
Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam và các cấp bộ Hội trao tặng hơn 227 tỷ đồng học bổng cho hơn 203.000 sinh viên, bao gồm tân sinh viên, sinh viên có thành tích tốt trong học tập, nghiên cứu khoa học và sinh viên nghèo vượt khó.
Câu 22. Hỏi: Các cấp bộ Hội đã triển khai những nhóm giải pháp cơ bản nào nhằm tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện thể chất trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Các cấp bộ Hội đã triển khai các nhóm giải pháp cơ bản nào nhằm tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện thể chất trong nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Vận động mỗi sinh viên rèn luyện tốt một môn thể thao.
2. Tổ chức các giải thể thao quần chúng, các “Ngày hội khỏe”.
3. Phát triển các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường.
4. Tham mưu cấp ủy, nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho sinh viên rèn luyện thể chất.
5. Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản.
6. Tuyên truyền về tác hại của riệu, bia, thuốc lá, chất kích thích.
7. Tuyên truyền phòng ngừa tệ nạ xã hội.
8. Tuyên truyền về các thói quen tốt trong sinh hoạt.
Câu 23. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, hoạt động thể thao nổi bật nhất do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức là gì?
Đáp:
Giải thể thao sinh viên Việt Nam – VUG là giải thể thao lớn nhất do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, cũng là một trong những giải thể thao qui mô nhất, hiện đại nhất cho sinh viên trong những năm qua. Chính thức bắt đầu từ năm 2013, Giải Thể thao sinh viên Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những sân chơi thể thao lớn thường niên, uy tín và hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên trên cả nước.
VUG còn là nơi để sinh viên thể hiện sức sáng tạo, bản sắc và lòng tự hào đối với ngôi trường mình đang theo học. Qua 6 năm phát triển, từ 03 thành phố lớn ban đầu, đến nay, Giải được mở rộng tổ chức tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Hải Phòng và Cần Thơ. Số lượng trường tham gia trong một mùa giải lên tới 88 trường trên toàn quốc. Trong 5 năm qua, tổng số vận động viên tham gia thi đấu là hơn 5.600 người, số khán giả tới sân vận động để theo dõi và cổ vũ các trận đấu là gần 01 triệu lượt.
Câu 24 Hỏi: Những nội dung cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những nội dung cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng nhiệm kỳ 2013 – 2018 là xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, vì đàn em thân yêu, các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, bảo vệ môi trường, tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, giải quyết hậu quả sau thiên tai.
Câu 25. Hỏi: Những nhóm giải pháp cơ bản nào được các cấp bộ Hội tạo môi trường cho sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những nhóm giải pháp cơ bản nào được các cấp bộ Hội tạo môi trường cho sinh viên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Tổ chức các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ như “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày thứ 7 tình nguyện”.
2. Tổ chức các đội hình, hoạt động tình nguyện chuyên môn, phát huy kiến thức chuyên ngành của sinh viên.
3. Tổ chức các hoạt động tình nguyện theo đợt như chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”, chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Tiếp sức đến trường”, “Tình nguyện mùa đông”, “Tình nguyện mùa xuân”.
Câu 26. Hỏi: Nêu những kết quả cơ bản của chương trình “Tiếp sức mùa thi” nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những kết quả cơ bản của chương trình “Tiếp sức mùa thi” nhiệm kỳ 2013 – 2018 là: Chương trình tiếp tục được triển khai hiệu quả, được xã hội đánh giá cao. Chương trình đã được điều chỉnh để thích ứng với kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và được tổ chức rộng rãi tại 64 tỉnh, thành trên cả nước. Các tỉnh, thành đã thành lập được 8.048 đội hình “Tiếp sức mùa thi” với 212.000 lượt hội viên, sinh viên tham gia; hỗ trợ 2.530.900 thí sinh và người nhà thí sinh, huy động hơn 38,798 tỷ đồng tổ chức chương trình.
Câu 27. Hỏi: Nêu những kết quả cơ bản của chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh” nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những kết quả cơ bản của chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh” nhiệm kỳ 2013 – 2018 là: Chiến dịch được các cấp bộ Hội tập trung chỉ đạo và có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng. Chiến dịch “Mùa hè xanh” với 6.089 đội hình, thu hút 3.912.253 lượt hội viên, sinh viên tham gia; thực hiện 9.141 công trình, phần việc với tổng nguồn lực huy động đạt trên 81 tỉ đồng. Cách thức tổ chức Chiến dịch có nhiều sáng tạo, thiết thực. Địa bàn được mở rộng đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, tăng cường phát huy các đội hình tình nguyện gắn với chuyên môn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật. Một số đơn vị xây dựng đề án hỗ trợ, giúp đỡ giải quyết các vấn đề của địa phương trong một khoảng thời gian dài hạn.
Câu 28. Hỏi: Hãy nêu một số điểm mới cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Một số điểm mới cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Phương thức tổ chức hoạt động tình nguyện có nhiều đổi mới, đa dạng hơn, tăng cường hoạt động kết nối, điều phối.
2. Tổ chức triển khai nhiều hơn mô hình tình nguyện bền vững, tập trung, lâu dài tại một địa phương.
3. Tăng cường các hoạt động, đội hình tình nguyện phát huy chuyên môn của sinh viên.
4. Tăng cường các hoạt động tình nguyện tại các đảo tiều tiêu.
5. Tăng cường các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường.
6. Chú trọng sản phẩm, hiệu quả thực tiễn trong các hoạt động tình nguyện.
Câu 29. Hỏi: Hãy nêu một số kết quả cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện quốc tế nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Một số kết quả cơ bản trong hoạt động sinh viên tình nguyện quốc tế nhiệm kỳ 2013 – 2018 là: Hoạt động sinh viên tình nguyện quốc tế đã có bước phát triển, ngày càng có nhiều đội hình thanh niên tình nguyện của các nước đến tham gia hoạt động ở Việt Nam và các đội hình tình nguyện của sinh viên Việt Nam tại các địa bàn ngoài nước. Các cấp bộ Hội đã tiếp nhận hàng trăm thanh niên tình nguyện quốc tế đến từ Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia... tham gia hoạt động tình nguyện tại Việt Nam. Ngoài ra, Hội Sinh viên một số tỉnh, thành tiếp tục duy trì hoạt động tình nguyện tại Lào như: làm đường giao thông nông thôn, sửa chữa nhà, tổ chức khám chữa bệnh, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho thanh thiếu niên.
Câu 30. Hỏi: Hãy nêu những giải pháp cơ bản của hoạt động tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những giải pháp cơ bản của hoạt động tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hội nhập trong sinh viên.
2. Tổ chức diễn đàn, hội thảo tuyên truyền cho sinh viên về cộng đồng ASEAN, APEC
3. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và phát triển các câu lạc bộ, đội, nhóm ngoại ngữ, tin học.
4. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội.
5. Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế, giới thiệu văn hóa các nước và quảng bá văn hóa Việt Nam.
Câu 31. Hỏi: Hãy nêu tên một số chương trình, hoạt động do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhằm tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Một số chương trình, hoạt động do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhằm tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Hội thi Olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc lần thứ I, II năm 2017, 2018.
2. Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tiếng Anh toàn quốc lần thứ I, năm 2017.
4. Chương trình giao lưu “Gặp gỡ Việt Nam” năm 2017.
5. Chương trình Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân.
Câu 32. Hỏi: Công tác Hội viên đã đạt được những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Công tác tuyên truyền giới thiệu về Hội Sinh viên Việt Nam được triển khai mạnh mẽ thông qua mạng xã hội. Kết nạp được 1.478.369 hội viên. Công tác theo dõi, quản lý hội viên tiếp tục đổi mới theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu hội viên. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã triển khai thí điểm đổi mới thẻ Hội viên theo hướng thẻ hội viên tích hợp tiện ích.
Câu 33. Hỏi: Hãy một số điểm nổi bật trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Một số điểm nổi bật trong công tác cán bộ nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Nhiều trường phát huy tốt chủ tịch Hội Sinh viên cấp trường là sinh viên.
2. Công tác tập huấn cán bộ Hội được đầu tư, triển khai theo đối tượng, chức danh, chuyên đề, sự kiện, đợt hoạt động lớn.
3. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức Hội thi “Thủ lĩnh sinh viên” lần thứ I năm 2016 và lần thứ II năm 2018 với hình thức hấp dẫn.
4. Công tác tham mưu thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ hội theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ được quan tâm thực hiện.
Câu 34. Hỏi: Công tác xây dựng tổ chức Hội đã đạt được những kết quả cơ bản nào trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Những kết quả cơ bản trong công tác xây dựng tổ chức Hội trong nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Đã thành lập mới 05 Hội Sinh viên Việt Nam cấp tỉnh, 07 tổ chức Hội Sinh viên cấp trường trực thuộc Trung ương; 03 tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở ngoài nước (vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ). Hiện nay, có 28 Hội Sinh viên cấp tỉnh, 44 tổ chức Hội Sinh viên cấp trường trực thuộc Trung ương; 08 Hội Sinh viên Việt Nam ở ngoài nước.
2. Hội Sinh viên các cấp quan tâm đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi hội phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Thành lập mới, duy trì, phát huy tốt hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm. Hoạt giao ban, động thăm, làm việc, công tác thông tin, liên lạc với các Hội Sinh viên Việt Nam tại nước ngoài được tăng cường thông qua các đoàn công tác thăm và làm việc với Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, Anh, Đức, Hungary, Bỉ, Séc.
Câu 35. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng đạt được những kết quả cơ bản nào?
Đáp:
Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng đạt được những kết quả cơ bản là: Cấp Trung ương xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo; tổ chức tốt các chương trình, hoạt động điểm, tạo mẫu cho cơ sở triển khai. Các mô hình hay, cách làm sáng tạo được phát hiện, tổng kết hằng năm để nhân rộng tại các cơ sở Hội. Công tác kiểm tra của Hội được tăng cường và có nhiều đổi mới. Hệ thống tổ chức kiểm tra. Trung ương Hội đã ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng của Hội Sinh viên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2013- 2018. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam sửa đổi và cập nhật quy chế các giải thưởng, danh hiệu thi đua nhằm phù hợp với tình hình sinh viên và điều kiện triển khai phong trào.
Câu 36. Hỏi: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã xây dựng, triển khai những chương trình, đề án nào trong nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã xây dựng, triển khai 2 đề án, 2 chương trình trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, cụ thể là:
1. Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên giai đoạn 2015 – 2018”
2. Đề án “Phát triển Quỹ Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam”.
3. Chương trình “Tư vấn, hỗ trợ sinh viên”.
4. Chương trình “Huấn luyện kỹ năng cho cán bộ Hội Sinh viên các cấp”.
Câu 37. Hỏi: 10 chương trình, hoạt động tiêu biểu do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức trong nhiệm kỳ 2013- 2018 là những chương trình, hoạt động nào?
Đáp:
10 chương trình, hoạt động tiêu biểu do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức trong nhiệm kỳ 2013- 2018 là:
1. Cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam – Những câu chuyện đẹp”
2. Chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam – Câu chuyện hòa bình”
3. Chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”
4. Cuộc thi ý tưởng sáng tạo sinh viên “Students Startup Ideas”
5. Hội thi olympic tiếng Anh sinh viên toàn quốc
6. Giải thể thao sinh viên Việt Nam – VUG
7. Chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh”
8. Chương trình “Tiếp sức mùa thi”
9. Hội thi “Thủ lĩnh sinh viên”
10. Festival Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Châu Âu
Câu 38. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, phong trào "Sinh viên 5 tốt" có những hạn chế cơ bản nào?
Đáp:
Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, phong trào "Sinh viên 5 tốt" có một số hạn chế cơ bản là: Công tác tuyên truyền, giới thiệu phong trào chưa thu hút, hấp dẫn ở nhiều đơn vị. Công tác nắm bắt, định hướng dư luận sinh viên ở một số thời điểm còn chậm. Hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, đạt tiêu chí 5 tốt chưa được tổ chức thường xuyên. Công tác kết nối, phát huy các gương “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương chưa được cơ sở quan tâm đầu tư. Công tác hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho sinh viên ở một số cơ sở chưa hiệu quả.
Câu 39. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, công tác xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam có những hạn chế cơ bản nào?
Đáp:
Trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, công tác xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam có những hạn chế cơ bản là: Vai trò của tổ chức Hội Sinh viên ở một số đơn vị, địa phương còn mờ nhạt. Chất lượng hoạt động của Hội Sinh viên các trường cao đẳng trực thuộc Trung ương chưa cao. Công tác chuẩn bị, tạo nguồn cán bộ Hội ở một số đơn vị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Công tác sinh hoạt chi hội còn gặp nhiều khó khăn trong điều kiện học chế tín chỉ. Hiệu quả của việc tham mưu thực hiện Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội còn chưa đồng đều ở các cơ sở Hội. Việc tháo gỡ khó khăn trong công tác thành lập mới tổ chức tiến triển chậm. Công tác kiểm tra ở ở một số đơn vị chưa được phát huy. Công tác thông tin báo cáo chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số chỉ tiêu của nhiệm kỳ IX chưa hoàn thành. Một số hoạt động điểm, quy mô toàn quốc xác định trong chương trình hàng năm chưa thực hiện được.
Câu 40. Hỏi: Hãy nêu nguyên nhân khách quan của những hạn chế trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Các hạn chế trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2013 - 2018 có nguyên nhân khách quan là: tác động từ mặt trái của sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch đã ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận sinh viên; sự phân hóa tâm lý và sự đa dạng trong nhu cầu của sinh viên ngày càng cao; một bộ phận không nhỏ sinh viên phải đi làm thêm để trang trải kinh phí học tập, sinh hoạt. Công tác tuyển sinh của nhiều trường, đặc biệt là các trường cao đẳng ở một số địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến quy mô và hoạt động của Hội sinh viên. Điều kiện để tổ chức hoạt động Hội và phong trào sinh viên còn hạn chế, công tác xã hội hóa nguồn lực còn gặp nhiều khó khăn; việc sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội của các ngành chức năng còn chậm.
Câu 41. Hỏi: Hãy nên nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2013 - 2018?
Đáp:
Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, yếu kém trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2013 – 2018 là:
1. Việc thiết kế, xây dựng một số hoạt động chưa dựa trên các kết quả khảo sát, đánh giá tình hình và nhu cầu của sinh viên.
2. Công tác chỉ đạo ở một số đơn vị chưa quyết liệt và bài bản, chưa bám sát yêu cầu.
3. Một bộ phận cán bộ Hội chưa đủ năng lực để cụ thể hoá phong trào, chưa làm tốt công tác thu hút, tập hợp và định hướng cho sinh viên.
4. Tổ chức Hội tại một số địa phương, đơn vị chưa chủ động trong việc phát huy tốt vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn Thanh niên; chưa phát huy vai trò tham mưu cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện triển khai phong trào.
Câu 42. Hỏi: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản gì?
Đáp:
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX rút ra 05 bài học, kinh nghiệm cơ bản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho công tác Hội và phong trào sinh viên.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Thực hiện tốt công tác phát huy "Sinh viên 5 tốt" sau tuyên dương.
Thứ ba, chú trọng nắm bắt nhu cầu, tư tưởng, dư luận sinh viên.
Thứ tư, kiên trì thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức Hội.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên mọi mặt của công tác Hội và phong trào sinh viên.
Câu 43. Hỏi: Dự báo những thời cơ trong và ngoài nước tác động tới sinh viên giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Dự báo thời cơ trong và ngoài nước tác động tới sinh viên giai đoạn 2018 – 2023 là:
Trong 5 năm tới, hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực. Kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội vươn lên, bứt phá của nhiều nước trên thế giới. Tại các quốc gia, khoa học công nghệ cùng với khởi nghiệp sáng tạo sẽ tạo ra nhiều mô hình kinh tế, loại hình sản xuất, nghề nghiệp và việc làm mới. Công nghệ thông tin, mạng xã hội đã xóa bỏ khoảng cách địa lý, không gian và thời gian.
Trong nước, toàn Đảng, toàn dân đang ra sức đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Kinh tế từng bước tăng trưởng. Trong lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên trong học tập, rèn luyện trở thành những công dân tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
Câu 44. Hỏi: Dự báo những thách thức trong và ngoài nước tác động tới sinh viên giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Dự báo một số thách thức trong và ngoài nước tác động tới sinh viên giai đoạn 2018 – 2023 là:
Đối với tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 2018 – 2023 sẽ còn nhiều phức tạp như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân túy, vấn đề an ninh chủ quyền, tôn giáo cực đoan và xung đột kinh tế sẽ tiếp tục tác động tới các quốc gia trên thế giới.
Đối với tình hình trong nước, kinh tế - xã hội trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu về kinh tế và “Diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch. Trong lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ tác động lớn tới ngành giáo dục, đòi hỏi các trường đại học, cao đẳng phải tăng tính tự chủ trong hoạt động và tài chính. Mặt khác, sự thay đổi chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường cao đẳng; công tác quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, cao đẳng trên cả nước có sự thay đổi sẽ tác động trực tiếp tới công tác Hội và phong trào sinh viên.
Câu 45. Hỏi: Dự báo những đặc điểm tích cực của sinh viên trong thời gian tới?
Đáp:
Một số đặc điểm tích cực của sinh viên trong thời gian tới được dự báo là:
Sinh viên tiếp tục được dự báo là bộ phận thanh niên ưu tú, có lòng yêu nước nồng nàn, giàu tri thức, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng, có khát vọng vươn lên. Đại bộ phận sinh viên quan tâm đến những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước; xác định động cơ học tập đúng đắn, có năng lực sáng tạo, có lối sống đẹp; ứng xử văn minh, có ý thức gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cơ hội học tập, việc làm cho sinh viên cũng được mở rộng. Khả năng thích ứng và thích nghi với sự năng động và yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng sẽ là một trong những đặc điểm nổi trội của sinh viên. Xu thế khởi nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến. Thể chất của sinh viên được dự báo là sẽ ngày càng được cải thiện. Điều kiện sống của sinh viên ngày càng được tăng lên, cơ hội được chăm sóc sức khỏe và thăm khám định kỳ được thực hiện thường xuyên và thuận lợi hơn. Sinh viên vẫn tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng và là đối tượng tích cực trong tham gia đóng góp tiếng nói, ý tưởng vào các quyết định, chính sách quan trọng của đất nước.
Câu 46. Hỏi: Dự báo những vấn đề hạn chế, thách thức đối với sinh viên trong thời gian tới?
Đáp:
Trong thời gian tới, trước tác động của các yếu tố tiêu cực của quá trình hội nhập, không tránh khỏi việc vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên thiếu ý chí, bản lĩnh, không làm chủ được bản thân, chạy theo lối sống thực dụng, lai căng, tôn thờ giá trị vật chất và lối sống hưởng thụ, thờ ơ với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước và vô cảm với những hiện tượng xã hội diễn ra trong cuộc sống. Sinh viên sẽ tiếp tục là đối tượng mà các thế lực thù địch quan tâm, kích động, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và gây rối trật tự, an ninh xã hội.
Trong học tập, việc làm sẽ còn nhiều thách thức: kỹ năng tự nghiên cứu, tự học còn hạn chế; điều kiện vật chất phục vụ học tập và thực hành nghề còn thiếu thốn, khó khăn và chưa đồng bộ; trình độ ngoại ngữ, tin học dù được cải thiện song vẫn còn khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực. Điều kiện học tập, cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tại các khu vực, vùng miền trong cả nước vẫn sẽ tồn tại nhiều khoảng cách, chênh lệch. Tình trạng một bộ phận nhỏ sinh viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội vẫn tiếp diễn.
Câu 47. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X xác định mục tiêu công tác Hội và phong trào sinh viên giai đoạn 2018 - 2023 như thế nào?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X xác định mục tiêu công tác Hội và phong trào sinh viên giai đoạn 2018 – 2023 như sau:
1. Đối với sinh viên: xây dựng lớp sinh viên thời kỳ mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có trách nhiệm với Tổ quốc; chủ động học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới; có đạo đức, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có tri thức, sức khỏe, kỹ năng thực hành xã hội, khát vọng vươn lên; tích cực tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội và hội nhập quốc tế.
2. Đối với tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam: xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam thực sự vững mạnh, thực hiện tốt vai trò đồng hành với sinh viên, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, sinh viên; tập hợp, đoàn kết rộng rãi sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Câu 48. Hỏi: Hãy nêu những chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 – 2023 trong lĩnh vực giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên?
Đáp:
Những chỉ tiêu nhiệm kỳ 2013 – 2018 trong lĩnh vực giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là:
-
100% cán bộ, hội viên được quán triệt và học tập về các nghị quyết của Đảng, Đoàn và Hội.
-
100% Hội sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 02 hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho hội viên, sinh viên.
Câu 49. Hỏi: Hãy nêu chỉ tiêu về số lượng sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp trong nhiệm kỳ 2018 – 2023?
Đáp:
Chỉ tiêu nhiệm kỳ 2013 – 2018 về số lượng sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp là: Ít nhất 1.000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương; 10.000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh; 200.000 sinh viên đạt Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường.
Câu 50. Hỏi: Hãy nêu những chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 – 2023 về sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong sinh viên?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác định 02 chỉ tiêu về sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong sinh viên là:
1. 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 02 hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học.
2. Hội viên, sinh viên đề xuất ít nhất 1,5 triệu ý tưởng, sáng kiến.
Câu 51. Hỏi: Đối với vấn đề khởi nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 – 2023 như thế nào?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác định chỉ tiêu về vấn đề khởi nghiệp trong nhiệm kỳ 2013 - 2018 là: 100% Hội Sinh viên cấp trường hàng năm tổ chức ít nhất 02 hoạt động trang bị kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên.
Câu 52. Hỏi: Vấn đề hội nhập quốc tế được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu nhiệm kỳ như thế nào?
Đáp:
Vấn đề hội nhập quốc tế được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu 100% Hội Sinh viên cấp trường tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh viên hội nhập quốc tế.
Câu 53. Hỏi: Đối với vấn đề tình nguyện, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 – 2023 như thế nào?
Đáp:
Đối với vấn đề tình nguyện, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu nhiệm kỳ 2018 – 2023: Trong mỗi năm học, mỗi hội viên tham gia ít nhất 5 ngày tình nguyện.
Câu 54. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong nhiệm kỳ 2018 – 2023 như thế nào?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong nhiệm kỳ 2018 – 2023 như sau:
- Giới thiệu việc làm cho 01 triệu sinh viên, trong đó ít nhất 50.000 sinh viên được giới thiệu việc làm ổn định.
- Hội Sinh viên các cấp vận động ít nhất 250 tỷ đồng trao học bổng, giải thưởng cho sinh viên.
Câu 55. Hỏi: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu đến cuối nhiệm kỳ 2018 – 2023 có bao nhiêu hội viên?
Đáp:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X đã xác lập chỉ tiêu đến phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2018 – 2023 có 1.500.000 hội viên .
Câu 56. Hỏi: Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phong trào “Sinh viên 5 tốt” giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong công tác tuyên truyền phong trào “Sinh viên 5 tốt” giai đoạn 2018 – 2023 là:
1. Đẩy mạnh công tác giới thiệu, tuyên truyền phong trào, giá trị danh hiệu và các tấm gương “Sinh viên 5 tốt”, cựu sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” thành đạt tới sinh viên, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường, các ngành có liên quan và các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng lao động thông qua nhiều hình thức truyên truyền, đặc biệt là mạng xã hội.
2. Phát huy vai trò của Báo Sinh viên Việt Nam và các đơn vị truyền thông thuộc Hội Sinh viên các cấp trong tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện các tiêu chí của danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.
Câu 57. Hỏi: Nêu nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong công tác chỉ đạo, triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2018 – 2023 xác định nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong công tác chỉ đạo, triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt” giai đoạn 2018 – 2023 là:
1. Quán triệt nhận thức về vị trí, vai trò chủ đạo của phong trào “Sinh viên 5 tốt” trong phong trào sinh viên Việt Nam.
2. Kịp thời hướng dẫn triển khai phong trào, kịp thời sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.
3. Tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nhóm sinh viên tiệm cận tiêu chuẩn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.
4. Thực hiện tốt các khâu triển khai phong trào, từ đăng ký, đánh giá, bình xét, tuyên dương và phát huy “Sinh viên 5 tốt”.
5. Tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường, phối hợp với các ban, ngành tổ chức, triển khai phong trào “Sinh viên 5 tốt”.
Câu 58. Hỏi: Những căn cứ chính (văn bản) chỉ đạo xuyên suốt nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tạo môi trường sinh viên vun đắp lý tưởng, rèn luyện đạo đức trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030”.
2. Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của Thủ tướng Chính phủ.
Câu 59. Hỏi: Những nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nhằm tổ chức các hoạt động tạo môi trường cho sinh viên vun đắp lý tưởng đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Đẩy mạnh việc học tập nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đoàn, Hội; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông.
2. Tổ chức đa dạng các các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, về truyền thống học sinh, sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam
3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên.
4. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng an ninh, nâng cao trách nhiệm của sinh viên với Tổ quốc.
5. Tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong sinh viên.
6. Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình, tư tưởng và định hướng dư luận trong sinh viên.
7. Đổi mới phương thức giáo dục của Hội theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng internet và mạng xã hội.
Câu 60. Hỏi: Hãy nên một số chương trình, hoạt động cấp Trung ương tiếp tục được triển khai nhằm tổ chức các hoạt động tạo môi trường cho sinh viên vun đắp lý tưởng trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Hội thi “Ánh sáng soi đường”.
2. Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên mạng xã hội.
3. Cuộc vận động “Hình thành thói quen tốt trong sinh viên”.
4. Chương trình “Sinh viên Việt Nam - Những câu chuyện đẹp”.
5. Chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam - Câu chuyện hòa bình”
6. Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”.
Câu 61. Hỏi: Hãy nêu các giải pháp chính tạo môi trường cho sinh viên học tập trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Tổ chức các hoạt động định hướng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên.
2. Hướng phương pháp học tập, nghiên cứu; tư duy độc lập, sáng tạo, nâng cao khả năng tự học, chia sẻ tài liệu và văn hóa đọc.
3. Tổ chức các cuộc thi học thuật, olympic các môn chuyên ngành
4. Tổ chức thường xuyên các buổi nói chuyện với các nhà khoa học nổi tiếng, chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo địa phương.
5. Tổ chức các đợt thực tập, tham quan thực tế với các cơ sở giáo dục đào tạo, sản xuất, kinh doanh.
6. Phát triển câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm học thuật
7. Tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh viên học tập.
Câu 62. Hỏi: Hãy nêu các giải pháp chính tạo môi trường cho sinh viên sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Tổ chức các hội nghị nghiên cứu khoa học ở cấp trường, liên trường, liên ngành, các buổi hội thảo khoa học quốc tế.
2. Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên, giảng viên trẻ hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu.
3. Phối hợp với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển, ứng dụng các công trình nghiên cứu của sinh viên vào thực tiễn, tăng cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên.
4. Tổ chức tôn vinh sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi sáng tạo, nghiên cứu khoa học.
5. Tham mưu cơ chế, chính sách, hỗ trợ và phát huy tài năng trẻ.
Câu 63. Hỏi: Một số chương trình, hoạt động cấp Trung ương tạo môi trường cho sinh viên học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
1. Tổ chức “Diễn đàn khoa học sinh viên Việt Nam toàn cầu”.
2. Triển khai cuộc vận động “Mỗi sinh viên một ý tưởng sáng tạo” thông qua việc chia sẻ, trao đổi ý tưởng sáng tạo trên ứng dụng di động “Sáng tạo trẻ”.
3. Thực hiện dự án đưa sách từ nước ngoài về Việt Nam.
Câu 64. Hỏi: Hãy nêu các chương trình tình nguyện được xác định tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Trong giai đoạn 2018 – 2023, các cấp bộ Hội xác định tiếp tục triển khai các chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Tiêp sức đến trường”, “Tình nguyện mùa đông”.
Câu 65. Hỏi: Hãy nêu các chiến dịch sinh viên tình nguyện được xác định tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Trong giai đoạn 2018 – 2023, các cấp bộ Hội xác định tiếp tục triển khai các chiến dịch sinh viên tình nguyện “Mùa hè xanh” và “Tình nguyện Mùa đông”.
Câu 66. Hỏi: Hãy nêu các mô hình tình nguyện thường xuyên được xác định tiếp tục triển khai trong sinh viên giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Trong giai đoạn 2018 – 2023, các cấp bộ Hội xác định tiếp tục triển khai các mô hình tình nguyện thường xuyên “Ngày Thứ bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh”;
Câu 67. Hỏi: Hãy nêu một số trọng tâm trong phương thức triển khai hoạt động sinh tình nguyện sinh viên giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Một số trọng tâm trong phương thức triển khai hoạt động sinh tình nguyện sinh viên giai đoạn 2018 – 2023 là:
1. Tổ chức các chương trình, dự án tình nguyện theo hướng dài hạn, bền vững tại một địa phương. Tổ chức cuộc thi dự án tình nguyện.
2. Tăng cường phối hợp, kết nối các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện, đặc biệt là các nhóm tình nguyện tự phát.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội quản lý hoạt động tình nguyện.
4. Tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng tổ chức và thực hiện các hoạt động tình nguyện.
Câu 68. Hỏi: Nêu các nhóm nhiệm vụ và giải pháp tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện thể chất trong giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện thể chất trong giai đoạn 2018 – 2023 là:
1. Đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Mỗi sinh viên tập luyện một môn thể thao”.
2. Tổ chức các hoạt động thể thao phong trào, quan tâm tổ chức các hoạt động thể thao dành cho sinh viên nữ. Hằng năm, các cấp bộ Hội tổ chức “Ngày hội sinh viên khỏe”.
3. Nghiên cứu tổ chức một số giải thể thao sinh viên bán chuyên, lâu dài, mang tính hiện đại và hội nhập quốc tế. Mở rộng quy mô tổ chức “Giải thể thao sinh viên Việt Nam”.
4. Củng cố và phát huy các câu lạc bộ, đội, nhóm thể thao của sinh viên.
5. Tham mưu với nhà trường, địa phương về việc sử dụng các công trình thể thao phục vụ việc rèn luyện sức khỏe của sinh viên.
Câu 69. Hỏi: Những nhóm nhiệm vụ và giải pháp tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế giai đoạn 2018 - 2023?
Đáp:
Các nhóm nhiệm vụ và giải pháp tạo môi trường cho sinh viên chủ động hội nhập quốc tế giai đoạn 2018 – 2023 là:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về hội nhập quốc tế.
2. Trang bị kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên.
3. Tổ chức tìm hiểu cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới.
4. Tổ chức các chương trình giao lưu quốc tế.
5. Nâng cao khả năng thực hành tiếng Anh, tin học.
6. Kết nối Hội Sinh viên trong nước với Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức sinh viên quốc tế.
Câu 70. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, chương trình “Tư vấn, hỗ trợ sinh viên” tập trung triển khai các nội dung tư vấn, hỗ trợ nào cho sinh viên?
Đáp:
1. Tư vấn, hỗ trợ học bổng, điều kiện nghiên cứu, sinh hoạt.
2. Tư vấn, hỗ trợ kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng nghề nghiệp.
3. Tư vấn, hỗ trợ việc làm
4. Tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp
5. Tư vấn, hỗ trợ về văn hóa, thẩm mỹ, nghệ thuật
6. Tư vấn, hỗ trợ tâm lý
Câu 71. Hỏi: Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023 có chức năng, nhiệm vụ gì?
Đáp:
Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023 có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Chức năng của Hội đồng là cho ý kiến về các chủ trương, hoạt động quan trọng mà Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đề nghị.
2. Trong điều kiện về thời gian, lĩnh vực công tác của mình, các thành viên Hội đồng tư vấn có thể tham gia một số hoạt động sau:
- Góp ý các phong trào, hoạt động, chương trình, đề án, dự án do Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đề nghị.
- Tham gia các sự kiện, hoạt động của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam nhằm định hướng giá trị, lối sống và thắp sáng ước mơ cho sinh viên Việt Nam.
3. Phát huy kinh nghiệm, vị trí, chuyên môn để tư vấn cho Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam về các vấn đề liên quan tới sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên.
4. Tham gia vận động cơ chế, chính sách, nguồn lực xã hội hỗ trợ sinh viên. Tham gia kết nối sinh viên với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên trưởng thành về nhận thức và hành động.
Câu 72. Hỏi: Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023 gồm những thành viên nào?
Đáp:
Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023 gồm những thành viên sau:
1. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu |
2. TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao |
3. KTS. Huỳnh Thúc Hào |
4. GS. Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ Thuật Hóa học,
trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
5. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT |
6. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Công ty Cổ phần Trường Hải |
7. Ông Hà Anh Tuấn, Ca sỹ |
8. Bà Nguyễn Thị Ánh Viên, Vận động viên Bơi lội |
Câu 73. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp bộ Hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì trong công tác tổ chức cơ sở Hội?
Đáp:
1. Đổi mới công tác tuyên truyền, giới thiệu về Hội Sinh viên và phong trào sinh viên trong nhà trường và xã hội.
2. Đổi mới, hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động của Hội Sinh viên các cấp.
3. Nâng cao công tác quản lý của Hội trong thành lập, tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm..
4. Kiên trì kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan cơ chế đặc thù trong thành lập Hội Sinh viên cấp tỉnh, cấp trường.
5. Tích cực vận động xây dựng tổ chức Hội Sinh viên tại các trường ngoài công lập, trường quốc tế.
6. Đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.
7. Thành lập hội đồng tư vấn, đồng hành với Hội Sinh viên các cấp.
Câu 74. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp bộ Hội tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp gì trong công tác Hội viên?
Đáp:
1. Xây dựng các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý hội viên. Thực hiện đúng nguyên tắc, qui trình và thủ tục kết nạp hội viên theo Điều lệ Hội và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội.
2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi và đánh giá hội viên. Có giải pháp tích hợp các tiện ích vào thẻ hội viên.
3. Nâng cao chất lượng hội viên. Tiếp tục đổi mới phương pháp và hình thức tập hợp sinh viên vào Hội, tăng số lượng kết nạp hội viên mới trong nhiệm kỳ.
4. Tăng cường vai trò các chi hội, các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tổ chức các hoạt động thiết thực tạo môi trường để hội viên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.
Câu 75. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp bộ Hội tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp gì trong công tác cán bộ Hội?
Đáp:
1. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có chất lượng, trưởng thành từ phong trào sinh viên. Đề cao tính thủ lĩnh và nêu gương của cán bộ Hội.
2. Tiếp tục đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Hội theo hướng phân cấp và theo chức danh. Định kỳ tổ chức hội thi “Thủ lĩnh sinh viên”. Xây dựng, ban hành “Sổ tay cán bộ Hội”.
3. Xây dựng các công cụ tận dụng thế mạnh mạng xã hội tạo môi trường để cán bộ Hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm công tác.
4. Tăng tỷ lệ Chủ tịch Hội Sinh viên các trường đại học, cao đẳng là sinh viên.
5. Tiếp tục tham mưu thực hiện tốt Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội.
Câu 76. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp bộ Hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì trong công tác kiểm tra, thi đua, khen thưởng?
Đáp:
1. Quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác kiểm tra; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra.
2. Phát huy vai trò của Ban Kiểm tra Hội Sinh viên. Duy trì kiểm tra định kỳ, tăng cường kiểm tra theo chuyên đề, đột xuất.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hình thức giao ban, kiểm tra trực tuyến để kịp thời theo dõi, kiểm tra công tác Hội Sinh viên các cấp.
4. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ Hội, nhất là đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt các cấp.
5. Xây dựng đồng bộ các quy định, hướng dẫn đánh giá, xếp loại các tổ chức cơ sở Hội; qui chế thi đua khen thưởng. Phấn đấu xây dựng hệ thống trực tuyến đánh giá, xếp loại thi đua các cơ sở Hội trực thuộc Trung ương.
6. Tổ chức xét, trao giải thưởng 9/1; tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng các mô hình, giải phát đạt giải mỗi năm học.
Câu 77. Hỏi: Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp bộ Hội tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp gì trong công tác chỉ đạo?
Đáp:
1. Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo theo chuyên đề; tăng cường các hoạt động giao ban trực tuyến giữa các cấp bộ Hội, giữa các cơ sở Hội và với Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tăng cường tổng kết thực tiễn, phát hiện và nhân rộng mô hình, giải pháp tiêu biểu trong công tác Hội và phong trào sinh viên.
3. Biên soạn các tài liệu phục vụ triển khai các phong trào; hoàn thiện đồng bộ các quy định, hướng dẫn đánh giá, xếp loại các tổ chức cơ sở Hội.
4. Đánh giá sự chuyển biến tích cực của các cơ sở Hội yếu trực thuộc là tiêu chí để đánh giá tổ chức Hội cấp trên.
----------------------------------
Chỉ đạo biên soạn:
THƯỜNG TRỰC
TRUNG ƯƠNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
Ban biên soạn:
VĂN PHÒNG
TRUNG ƯƠNG HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM