Đoàn Hội Viện Kỹ thuật Công nghệ cùng với CLB Sử học trẻ tổ chức chương trình Hành trình về nguồn

30/03/2021 11:00     806

Ngày 28.03.2021 vừa qua, Đoàn-Hội Viện Kỹ thuật - Công nghệ cùng với CLB Sử học trẻ tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn" Tại địa đạo Tam Giác Sắt nhằm chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.03.1931-26.03.2021) và 70 năm (28.03.1951 -28.03.2021) ngày Bác Hồ đến thăm Liên phân đội 312 và tặng 4 câu thơ cho TNXP: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. 


Trong khuôn khổ chương trình, các bạn Đoàn viên và Thanh niên dâng hương và tham quan di tích lịch sử nơi đây cũng như tổ chức sinh hoạt chuyên đề 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 70 năm ngày Bác Hồ tặng câu thơ cho TNXP.

Chúng ta cùng nhau điểm lại vài nét về địa đạo Tam Giác Sắt - Huyền thoại từ lòng đất Tam Giác Sắt” - nổi tiếng khắp miền Nam từ thời kế hoạch Staley -Taylor. “Tam Giác Sắt” cái tên do chính quân viễn chinh Mỹ đặt (Iron Trianggle) để chỉ một vùng đất mà trung tâm của nó hiện trên bản đồ một hình tam giác với các đỉnh là thị tứ Bến Súc, thị trấn Bến Cát và một điểm trên sông Thị Tính gần chỗ gặp sông Sài Gòn. Nó bao trùm phần đất liền nhau của 3 huyện Củ Chi- Bến Cát - Trảng Bàng, cách sông Sài Gòn từ 30 - 50 cây số về phía Bắc - Tây Bắc, ở vị trí trung gian giữa 2 chiến khu lớn của miền Đông Nam bộ đó là: Chiến khu Đ và Dương Minh Châu.

Hình ảnh: Đoàn tham quan và nghe chia sẻ của Ban quản lý địa đạo Tam Giác Sắt 
Cái tên “Tam Giác Sắt” đã ít nhất 3 lần bị gạch chéo ở vùng căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Chính từ những điều đó mà “Tam Giác Sắt” trở thành chiến trường của những cuộc đọ sức quyết liệt nhất. Nó đã sản sinh ra “Củ Chi đất thép thần đồng” - Quê hương của địa đạo. Hàng triệu ngày công của nhân nhân nơi đây đã bỏ ra từ thời kháng chiến chống Pháp để đào địa đạo, đã làm cho một đại tá của Mỹ phải thừa nhận “Nó mạnh ở chỗ trên mặt đất thì hầu như không thể nào xâm nhập được, mà dưới đất thì có hệ thống hầm vô cùng phức tạp. Đây là một dinh lũy với đầy đủ ý nghĩa...”.

Với những giá trị độc đáo của hệ thống địa đạo và ý nghĩa lịch sử của vùng đất này, năm 1996, địa đạo Tam giác sắt đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Việc xếp hạng, công nhận di tích địa đạo Tam giác sắt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là ghi nhận về sự đóng góp của quân dân 3 xã Tây Nam trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, mà điều đó còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục lòng tự hào lịch sử dân tộc cho các thế hệ mai sau.


Một số hình ảnh hoạt động của Cơ sở Đoàn trong chuyến tham quan Về nguồn


Tin cùng chuyên mục